Hướng dẫn các thí sinh đăng ký chọn ngành vào Trường Kinh tế Quốc dân

Thong-tin-tuyen-sinh-2015

Bài viết liên quan: Khảo sát Dự đoán điểm chuẩn vào ĐH KTQD 2015


Nếu các em đam mê kinh tế, kinh doanh, muốn mình trở nên năng động hơn, muốn mình có những cơ hội tốt nhất để thành công thì vào ĐH Kinh tế Quốc là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất rồi. Tuy nhiên năm nay tuyển sinh theo phương án mới, việc lựa chọn các ngành và trường phù hợp là điều mà các em cần quan tâm. Phương án tuyển sinh của BGD&ĐT năm 2015 đem đến cho các thí sinh cơ hội mới trong việc lựa chọn các trường đại học theo học, đó là việc các em biết điểm trước khi đăng ký chọn ngành, chọn trường; bên cạnh đó cũng có khó khăn khi các em không biết trước số lượng thí sinh đăng ký vào trường và ngành các em quan tâm. Do đó khi quyết định một lựa chọn nào đó các em cần phải nắm bắt được tất cả thông tin để có sự lựa chọn sáng suốt nhất.

1. Trước khi đăng ký vào Kinh tế Quốc dân các em cần tìm hiểu kỹ thông tin về trường, về thông tin tuyển sinh mới, về các ngành đào tạo và về đầu ra của trường, tức là sau này khả năng xin việc của các em như thế nào? Đây là những điểm cần lưu ý khi lựa chọn bất cứ một trường đại học nào.

+ Đầu tiên là về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Cái này anh cũng không cần PR nhiều, vì PR cũng thừa, tuy nhiên các em cũng nên tìm hiểu kỹ về trường, lịch sử ra đời, các chặng đường phát triển, dấu mốc quan trọng, … Đây là những thông tin quan trọng nếu các em muốn gắn bó với mái trường kinh tế 4 năm đại học. Để tìm kiếm những thông tin này, các em có thể tải về cuốn sổ tay Những điều Sinh viên Kinh tế Quốc dân cần biết được cập nhật mới nhất năm 2014.

+ Thứ hai là thông tin về tất cả các khối ngành đào tạo của Trường ĐH KTQD, sau đây xin được gọi tắt là NEU. Thông tin về các khối ngành đào tạo của NEU, các em có thể tham khảo trong cuốn sách NEU_Giới thiệu ngành đào tạo và thông tin tuyển sinh 2015. Trong cuốn sổ tay có thông tin về 23 khối ngành đào tạo, bao gồm mục tiêu đào tạo, các kiến thức và kỹ năng cần có, các chuyên ngành hẹp trong khối ngành, vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.

+ Thứ ba là đầu ra của NEU, hay nói cách khác đấy chính là khả năng xin việc sau khi các em tốt nghiệp NEU ra trường. NEU là một trường danh tiếng trong nước, cơ hội xin việc làm của các em rất tốt, rất nhiều người thành đạt, có vị trí xã hội cao sau khi tốt nghiệp ở NEU. Chúng ta sẽ xem xét các biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn về cơ hội tìm việc.

sinh vien tim dc viec lam

Xem thêm Biểu đồ: Việc làm của sinh viên NEU sau khi tốt nghiệp ra trường (Nguồn: https://neu.edu.vn)

+ Thứ tư là tìm hiểu thông tin tuyển sinh của NEU năm 2015, ĐH KTQD tuyển sinh trên cả nước với 4 tổ hợp môn thi (Khối A: Toán, Lý, Hoá; Khối B: Toán, Hoá, Sinh; Khối A1: Toán, Lý, Anh; Khối D1: Toán, Văn, Anh) đối với các ngành chính quy, chỉ tiêu xét tuyển toàn trường là 4800 thí sinh, khối ngành Kinh tế là 1000 thí sinh, khối ngành Tài chính – Ngân hàng là 520 thí sinh, khối ngành Kế toán – Kiểm toán là 400 thí sinh, khối ngành Quản trị KD là 340 thí sinh.

Về phương thức xét tuyển của NEU, Trong xét tuyển đợt 1,  Trường xét ngành nguyện vọng 1 (NV1) trước. Tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, Trường xét tiếp ngành NV2 cho những thí sinh có đăng ký ngành NV2. Trường xét tương tự như vậy đối với ngành NV3, ngành NV4.  Kết thúc xét tuyển đợt 1, tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, Trường xét tuyển tiếp đợt bổ sung theo quy định của Bộ.

Chi tiết các em có thể xem thêm tại file: Thông tin tuyển sinh NEU 2015.

2. Tiêp theo là các em phải tìm hiểu kỹ phương án tuyển sinh năm 2015 của BGD&ĐT

Với kỳ thi 2 trong 1 đầu tháng 7 vừa qua, kết quả của các môn thi đối với các thí sinh sẽ được sử dụng làm tiêu chí để xét tốt nghiệp (4 môn, trong đó 3 môn Văn, Toán, Anh bắt buộc) và tiêu chí để xét tuyển vào các trường đại học (3 hoặc 4 môn thi, trong đó có ít nhất 1 trong 2 môn Toán, Văn, tuỳ từng trường quy định).

Tham khảo Mẫu giấy chứng nhận kết quả thi.

Sau khi thi TN THPT xong, các thí sinh sẽ được cấp 04 giấy chứng nhận kết quả thi ứng với 04 đợt xét tuyển vào các trường ĐH & CĐ: Đợt xét tuyển Nguyện vọng I và 3 đợt xét tuyển Nguyện vọng bổ sung. Mỗi một đợt xét tuyển, thí sinh chỉ được sử dụng 1 Phiếu đăng ký xét tuyển để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ và cần phải lưu ý các vấn đề sau:

+ Ứng với mỗi đợt xét tuyển, tức là ứng với mỗi một trường ĐH hoặc CĐ, thí sinh được phép đăng ký tối đa 04 nguyện vọng ngành của trường đó với các thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, 4. Thí sinh trúng tuyển Nguyện vọng trước, thì không được xét các nguyện vọng sau (Tức là trúng tuyển ngành ưu tiên 1, thì không được xét ngành ưu tiên 2; nếu không trúng tuyển ngành ưu tiên 1 thì được xét các ngành ưu tiên 2, …)

Và đặc biệt chú ý, với mỗi Phiếu đăng ký xét tuyển, Các thí sinh có thể đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường hoặc 4 khối của cùng 1 ngành nếu ngành đó có xét tuyển nhiều khối (Không nhất thiết phải đăng ký cả 4NV, các em có thể chỉ đăng ký 2NV, ưu tiên 1 và ưu tiên 2 chăng hạn). Ở đây sẽ lấy ví dụ để các em hiểu rõ hơn nhé:

> VD1: Đăng ký 4 ngành của 1 trường, như:
Ngành ưu tiên 1: Tài chính – Ngân hàng, Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hoá;
Ngành ưu tiên 2: Quản trị KD, Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Anh;
Ngành ưu tiên 3: Kinh tế, Tổ hợp môn thi: Toán, Văn, Anh;
Ngành ưu tiên 4: Tin học kinh tế, Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hoá.

> VD2: Đăng ký 4 khối vào cùng 1 ngành:
Ngành ưu tiên 1: Tài chính – Ngân hàng, Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hoá;
Ngành ưu tiên 2: Tài chính – Ngân hàng, Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Anh;
Ngành ưu tiên 3: Tài chính – Ngân hàng, Tổ hợp môn thi: Toán, Văn, Anh;
Ngành ưu tiên 4: Tài chính – Ngân hàng, Tổ hợp môn thi: Toán, Hoá, Sinh.

Các em có thể tham khảo mẫu Phiếu đăng ký xét tuyển.

+ Khi thí sinh trúng tuyển đợt xét tuyển Nguyện vọng I, thì không được đăng ký xét tuyển ở các nguyện vọng bổ sung tiếp theo. Ở đợt đăng ký Nguyện vọng bổ sung, thí sinh có 3 Phiếu đăng ký xét tuyển, có thể sử dụng đồng thời cả 3 phiếu này để đăng ký vào 3 trường khác nhau. Nếu trúng tuyển Đợt 2 (Nguyện vọng bổ sung) thì không được xét tuyển ở nguyện vọng tiếp theo, nếu không trúng tuyển, thí sinh có quyền rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển các nguyện vọng bổ sung đợt 3, đợt 4.

> Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1 đến 20-8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25-8)
> Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25-8 đến hết ngày 15-9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-9)
> Xét tuyển NV bổ sung  đợt 2: từ ngày 20-9 đến hết ngày 5-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10-10)
> Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25-10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31-10)
> Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31-10 đến hết ngày 15-11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20-11). 

Tham khảo Quy chế tuyển sinh năm 2015 của BGD&ĐT

Tham khảo Hướng dẫn tuyển sinh các trường ĐH&CĐ của BGD&ĐT

3. Chọn ngành vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Cực kỳ quan trọng)

Chọn Trường đại học để theo đuổi ước mơ đã khó, chọn ngành vào trường còn khó hơn rất nhiều, nó quyết định tương lai của các em, vì thế cần thật sự nghiêm túc khi đặt bút để viết ngành lên phiếu xét tuyển. Có một vài lời khuyên cho các em để có thể có lựa chọn ngành tốt nhất khi đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

  • Theo quy định của kỳ thi THPT quốc gia 2015, để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xét tuyển thì không làm tròn điểm thi của từng môn và tổng điểm thi của các tổ hợp môn cũng vậy. VD: Điểm 3 môn thi, Toán 9,25 – Lý 8,4 – Hoá 7,2 thì điểm xét tuyển đối với tổ hợp môn là 9,25 + 8,4 + 7,2 = 24,85 giữ nguyên không được làm tròn.
    .
  • Năm nay, do sự kết hợp 2 kỳ thi trong 1 nên có đến 60% lý thuyết cơ bản, để làm bài các môn được 7-8 là khá dễ, đạt mức 9-10 thì hơi khó, thêm nữa, NEU tuyển sinh thêm với tổ hợp Toán – Hoá – Sinh nên sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Dự là phổ điểm xét chuyên ngành của Kinh tế Quốc dân sẽ tăng lên 1 chút khoảng 1-2 điểm so với mức điểm xét chuyên ngành năm ngoái (Đây chỉ là thông tin tham khảo, vì phương án tuyển sinh mới nên rất khó dự đoán chính xác được, các em không nên quá phụ thuộc vào nó để đưa ra quyết định).
    .
    Các em có thể xem thêm Điểm xét tuyển vào ĐH Kinh tế Quốc dân 3 năm 2012-2013-2014 vào các khối ngànhĐiểm xét tuyển chi tiết vào các ngành năm 2013 để có thể có định hướng tốt trong việc chọn ngành.
  • diem trung tuyen nam 2012-13-14(Click vào ảnh để xem rõ hơn ^^)
  • NEU rất hiếm khi xét tuyển Nguyện vọng 2 đối với ngành, năm nay thì nhiều khả năng sẽ xét Nguyện vọng 2 (khoảng 10%), đối với Nguyện vọng 3 và Nguyện vọng 4 thì khả năng xét tuyển là 0,1%; tuy nhiên để an toàn thì các em cứ nên đăng ký cả 4 nguyện vọng ngành, đừng nên quá chủ quan mà chỉ đăng ký 1, 2 nguyện vọng trừ phi em trên 28 điểm.
    > Nếu các em chọn Nguyện vọng ưu tiên 1 là ngành cao điểm (Kế toán, Tài chính DN, Quản trị Marketing, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Quốc tế, Kế hoạch, Kinh tế phát triển, …) thì Nguyện vọng ưu tiên 2 nên đăng ký vào các ngành thấp điểm (Thống kê, Tin học kinh tế, Hệ thống thông tin KT, Luật, Toán kinh tế, …) để chống trượt, đừng hy vọng các ngành cao điểm sẽ lấy NV ưu tiên 2; các em có thể không đăng ký NV ưu tiên 3, 4 cũng được nhưng anh khuyên cứ nên đăng ký và khi đăng ký thì cũng đăng ký ngành thấp điểm. (Thông tin về NV đã được sử đổi, các em cập nhật tại Bản tin tuyển sinh NEU)
    > Nguyên tắc: Điểm NV2>= Điểm NV1 và thông thường là cao hơn.
    > Khi trượt NV ưu tiên 1, 2 thì đồng nghĩa với việc em xa NEU ít nhất là 1 năm, nếu em không lựa chọn các PA khác như học đào tạo liên kết IBD, ABBA, … Năm nay NEU sẽ không lấy điểm chuẩn vào trường như mọi năm.
    > Và thêm 1 điều mà các em cần phải chú ý là khả năng NEU xét tuyển đợt 2, 3, 4 đối với 3 nguyện vọng bổ sung là điều không thể.
    .
  • Khi đăng ký ngành thì đăng ký ngành mình thích là Nguyện vọng ưu tiên 1, không nên đăng ký ngành yêu thích là Nguyện vọng ưu tiên 2, 3, 4 vì nếu em đỗ NV ưu tiên 1 thì sẽ không xét đến các NV ưu tiên 2, 3, 4 dù em có đủ điểm đỗ và khi đó thì các em sẽ không được học ngành mình thích như mong muốn.
    .
  • Khi chọn ngành, các em nên chọn ngành phù hợp với bản thân và năng lực của bản thân, nếu các em đam mê kỹ thuật, anh không khuyến khích các em vào NEU, nếu các em ước mơ trở thành một lương Y, hãy chọn Y ngay khi có thể, không nhất thiết phải là Y Hà Nội, không nhất thiết phải là Y đa khoa, em có rất nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp với điểm xét tuyển mà em có. Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo các em nhưng hãy nhớ khi các em theo đuổi đam mê thì hãy thật sự nghiêm túc với lựa chọn của mình. Ý kiến bạn bè, người thân hay chuyên gia có thể là gợi ý khi chọn ngành nhưng đừng quá phụ thuộc vào nó, em có thể chọn ngành hot, bố mẹ em chọn ngành cho em, chú em làm ở Vitteo, người yêu em học KTQD nhưng tương lai là của em!!! Nếu không có đam mê, cơ hội thành công sẽ rất mong manh.
    .
  • Nếu em đam mê kiếm tiền thì KTQD sẽ cho em những cơ hội tốt nhất, tuy nhiên nếu năng lực của em k đủ để em có thể vươn tới những ước mơ như Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế đầu tư hay Kinh tế quốc tế thì có nhiều cơ hội khác cho em lựa chọn như:
    > Học song song 2 bằng: Đăng ký vào 1 ngành NEU vừa tầm điểm xét tuyển của mình, chẳng hạn Thống kê hay Bảo hiểm, sau đó sang năm 2 sẽ đăng ký học song song thêm 1 ngành mình thích ở trên (Ngân hàng, Kế toán, Kiểm, …) thời gian ra trường sẽ dài hơn 1-1,5 năm tức là khoảng 5-5,5 năm ra trường sẽ có luôn 2 bằng.
    .
    Phương án này sẽ tốt hơn nhiều so với việc các em dự định năm sau thi lại, vì đến năm sau các em chưa chắc đã đạt được kết quả như năm đầu thi. Tuy nhiên cần lưu ý là học song song 2 bằng thì việc học sẽ nặng hơn rất nhiều, và anh gặp nhiều bạn đăng ký học xong rồi bỏ ngành 2 vì không phấn đấu tiếp được, sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc nên các em cần cân nhắc kỹ.
    Đọc thêm: Triển khai học song song 2 văn bằng ĐH KTQD
    .
    > Học Văn bằng 2: Sau khi tốt nghiệp văn bằng 1 học tiếp thêm 1 bằng chính quy về chuyên ngành mình thích nữa, mất thêm 2 năm để học.
    Xem các phương án học nâng cao

Đây là tất cả kinh nghiệm của anh gửi đến K57 NEU tương lai, chúc các em có lựa chọn sáng suốt, đỗ vào trường kinh tế và không trượt Toán 2. Chúc các em thành công!

Nếu các em ủng hộ anh sẽ viết tiếp phần kinh nghiệm họp tập ở NEU, các em thấy hay thì chia sẻ cho các bạn khác nhé. Hãy like Fanpage Tài liệu NEU để nhận được những thông tin hữu ích nhé 🙂

(Click vào hình để chuyển đến Fanpage)

Tài liệu NEU

Bài này đã được đăng trong Bên lề học tập và được gắn thẻ , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

41 Responses to Hướng dẫn các thí sinh đăng ký chọn ngành vào Trường Kinh tế Quốc dân

  1. Cho em hỏi trong trong hướng dẫn tuyển sinh của Bộ có ghi “Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau” mà a nói “Không hy vọng các ngành cao điểm sẽ lấy NV ưu tiên 2” là sao ạ???? Vậy VD:e được 24đ và e đký NV ưu tiên 1 là Kế toán, NV ưu tiên 2 là Tài chính DN, nhưng Kế toán lấy 25đ còn TCDN 23đ vậy theo a nói thì e có cơ hội vào TCDN ngang như các bạn chọn NV ưu tiên 1 là TCDN k ạ?????

    Thích

  2. Pingback: Bản tin tuyển sinh NEU số 1 | Tài liệu NEU

  3. Đồng Xuân Chiến nói:

    Em phải hiểu là ngành hot(điểm cao) thì sẽ nhiều người đăng kí do đó khả năng thiếu chỉ tiêu là rất nhỏ. NV2 là lựa chọn an toàn, đừng lãng phí cơ hội của mình nhé # Dương Thanh

    Thích

  4. Bon Snowdrop nói:

    Cho e hỏi kinh tế quốc tế và kinh tế đầu tư sao k có trong phổ điểm v ạ?

    Thích

  5. Pingback: Bản tin tuyển sinh NEU số 2 | Tài liệu NEU

  6. Đàm Phương nói:

    Em nghe nói là KTQD xét các nguyện vọng tương đương nhau phải không ạ?

    Thích

  7. Nguyễn Anh nói:

    e đc 23,5d khối A thì có cơ hội đỗ ngành kinh tế k ạ?

    Thích

  8. Pingback: Khảo sát Dự đoán điểm xét tuyển vào ĐH KTQD | Tài liệu NEU

  9. Linh nói:

    e học khối D1 , tiếng anh nhân đôi e được tổng cả là 32,5 theo anh chị có vào được khoa ngôn ngữ anh ko ạ ?? e cảm ơn ạ !!

    Thích

  10. Lưu Trà Ly nói:

    Anh chị cho e biết học phí của trườg năm nay như thế nào ạ. E nghe học phí tăg. Cho e biết cụ thể vơi ạ :((

    Thích

  11. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Kế toán – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  12. Pingback: Kết quả Khảo sát dự đoán điểm chuẩn các ngành ĐH KTQD | Tài liệu NEU

  13. Pingback: Tổng hợp Điểm chuẩn dự đoán các ngành ĐH KTQD năm 2015 và tư vấn chọn ngành | Tài liệu NEU

  14. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Tài chính Ngân hàng – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  15. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Kinh tế quốc tế – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  16. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Kinh tế – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  17. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Quản trị kinh doanh – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  18. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Marketing – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  19. Pingback: Đăng ký xét tuyển vào ĐH KTQD | Tài liệu NEU

  20. ỐC Huyền nói:

    cho em hỏi là KTQD Điểm sàn năm 2014 là 21 nhưng có ngành lại lấy 20 điểm. vậy nếu em được 20 điểm thì có đỗ không..Em cảm ơn

    Thích

  21. A cho e hoi mã ngành kinh tế đầu tư với ạ

    Thích

  22. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Luật – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  23. Pingback: Dự đoán điểm chuẩn vào ngành Toán Kinh tế – ĐH KTQD 2015 | Tài liệu NEU

  24. Binh Vu nói:

    Anh chị ơi giúp em với. em muốn đăng ký học chuyên ngành Kiểm toán của ngành Kế toán nhưng trong form đăng ký không có đăng ký chuyên ngành cụ thể. Sau khi có kết quả trúng tuyển thì sinh viên sẽ đăng ký chuyên ngành như thế nào ạ? Lúc đấy có phải làm bài thi để phân chuyên ngành không ạ? Em cảm ơn các anh chị ạ.

    Thích

  25. aiskrimmm nói:

    anh chị ơi, nếu em xét tuyển POHE thì ngành ưu tiên 2 có bắt buộc phải là ngành cũng nhân đôi hệ số môn anh k ạ?
    “Sau khi đăng ký vào trường, các bạn trúng tuyển có cơ hội đăng ký vào các chương trình Tiên tiến và CLC. Để đăng ký vào các chương trình này, các bạn lên Trung tâm đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE lấy đơn đăng ký.
    Tiêu chí xét vào chương trình:”
    Đấy là CLC, TT chứ nếu em đỗ POHE không cần đăng kí đúng k ạ? e cảm ơn (:

    Thích

    • klemennguyen nói:

      Đúng rồi em, POHE k cần nhé, chỉ có TT vs CLC thôi. Nhưng POHE và TT, CLC nằm trong cùng Trung tâm, nó là tên của Trung tâm.

      Thích

      • aiskrimmm nói:

        Dạ vậy còn em đăng kí POHE là ngành ưu tiên 1, còn các ưu tiên khác đki ngành nào cũg đc, chứ k chỉ ngành nhân hệ số môn anh thôi đúg k ạ? Với lại POHE xếp chuyên ngành với tiêu chí gì a?
        Em cũg chưa tìm đc chươg trình đào tạo chi tiết của POHE với k biết học năm a/c ạ -.-

        Thích

  26. Thắm nói:

    Em được 23.75 em đăng ký nv1 tài chính nv2 kinh tế thì chắc đỗ được bn % ạ? Cảm ơn anh chị nhiều!!!!!

    Thích

  27. Tống Đức Mạnh nói:

    Cho e hỏi , căn cứ vào chỉ tiêu nào của thí sinh để trường xếp các lớp chuyên ngành ạ. Hay các lớp chuyên ngành là do mình đăng kí tự nguyện xin vào ạ

    Thích

  28. huong nói:

    Cho e hoi ngành kinh te se hoc va lam ve linh vuc gi the ak

    Thích

  29. thu nói:

    M thay nam nay truong co them khoi a2.vay gom nhug nghanh nao vay ad

    Thích

  30. Hanhmi nói:

    Cho e hỏi là nếu e thi khối D ( Toán, Văn, Ngoại ngữ) ngành Quản trị khách sạn thì Tiếng Anh có được nhân hệ số 2 không ạ?

    Thích

Gửi phản hồi cho Dương Thanh Hủy trả lời